Gần một thế kỷ qua, các nhiếp ảnh gia trên vũ trụ đã chụp lại được những công trình kỳ lạ trên những cánh đồng nham thạch ở Syria, Jordan và Saudi Arabia. Đây là những kiến trúc xây dựng từ hàng trăm khối đá và được xếp chất đống thành một hàng rào đá dài dằng dẳng.
Nhà khảo cổ David Kennedy từ Đại học Western Australia rất lấy làm hứng thú công trình bí ẩn này, sau khi biết việc nghiên cứu sẽ vô cùng dễ dàng nếu sử dụng Google Earth. Ông ấy đã từng nhìn thấy những công trình tương tự khi đi điều tra thực tế ở Jordan, và nhận ra chúng cũng xuất hiện tại Ả-rập Xê-út. Trả lời tờ The New York Times, ông nói rằng rất muốn đến Ả-rập Xê-út để lấy tư liệu hình ảnh, nhưng không được sự cho phép. May mắn thay nhờ sự trợ giúp từ công cụ Google Earth, Kennedy đã hoàn thành bài nghiên cứu của mình về Khảo cổ học và nền văn minh Ả Rập.
Từ năm 2004, một nhóm nhà khảo cổ học nghiệp dư ờ Saudi tự gọi họ là The Desert Team (Fariq Al Sahra) đã khám phá ra những hàng rào đá trên mặt đất. Đến năm 2008 thì họ biết sử dụng Google Earth để nghiên cứu sâu hơn. The Desert Team phát hiện ra rằng hầu hết những hàng rào đá có chiều cao tương đối thấp, đôi khi xuất hiện những hàng rào cao hơn và xây thành vòng tròn khép kín. Một giả thuyết được đặt ra là thợ săn đã lùa súc vật vào đây để dễ dàng giết mổ, nhưng họ cảm thấy hàng rào trông quá thấp để có thể nhốt động vật.
Kennedy tin rằng người du mục đã dựng nên những hàng rào đá này, có lẽ là tổ tiên của người Bedouin hiện nay. Hàng rào đá có thể có đến 9.000 năm tuổi, nhưng các nhà khảo cổ cần phải nghiên cứu thêm để xác định thời gian chính xác. Điều duy nhất chắc chắn là chúng được xây dựng suốt nhiều thế kỷ tại thời điểm núi lửa hoạt động trong khu vực. Vài hàng rào có dấu vết của dung nham từ những đợt núi lửa phun trào. Hầu hết hàng rào đá dài khoảng 50 – 175 mét, và công trình lớn nhất là dài hơn 500 mét.
Một đoạn trích từ bài nghiên cứu của Kennedy có nội dung như sau:
Những cánh đồng đá núi lửa thường tồn tại nhiều di tích khảo cổ học, có nghĩa là trong quá khứ, độ ẩm đất đai tốt và thảm thực vật phong phú hơn. Các điều tra điền dã gần đây đã chứng minh được nhận định này ... Trong những cánh đồng đá núi lửa ở Jordan, có hàng ngàn công trình đá được biết là của người Bedouin xây dựng, gọi chung là "công trình kiến trúc của người xưa".
" alt=""/>Bí ẩn những ‘hàng rào đá’ ngàn năm tuổi ở vùng sa mạc Saudi Arabia được phát hiện qua Google EarthChuyên gia Bkav cho hay, việc tải các phần mềm từ Internet luôn tiềm ẩn nguy cơ nhiễm mã độc rất cao (Ảnh minh họa. Nguồn: Internet)
Nói về nguyên nhân đưa đến tình trạng máy tính tại Việt Nam bị nhiễm mã độc ở mức cao, trong thông tin giải đáp cho độc giả của ICTnews tại buổi tọa đàm trực tuyến “Làm sao đưa Việt Nam khỏi Top 20 thế giới về lây nhiễm mã độc?” diễn ra vào chiều ngày 12/12 vừa qua, ông Vũ Ngọc Sơn, Phó Chủ tịch phụ trách mảng Chống mã độc của Bkav cho rằng: “Nhiều người sử dụng Việt Nam hiện vẫn chưa có thói quen sử dụng các phần mềm có bản quyền, cũng như chưa trang bị cho máy tính của mình một phần mềm diệt virus có bản quyền thường trực. Điều này là rất nguy hiểm! Virus có thể lây nhiễm qua bất cứ con đường nào khi chúng ta sử dụng máy tính như chúng ta dùng USB, mở file đính kèm từ email, truy cập các website… đều có nguy cơ bị nhiễm mã độc. Nếu không có phần mềm diệt virus thường trực, sẽ rất khó để chúng ta tự bảo vệ mình. Vì vậy, tỷ lệ lây nhiễm mã độc ở Việt Nam luôn ở mức cao”.
Vị Phó Chủ tịch phụ trách mảng Chống mã độc của Bkav cũng cho biết, việc tải các phần mềm từ Internet luôn tiềm ẩn nguy cơ nhiễm mã độc rất cao. Hacker thường chọn những phần mềm phổ biến, nhiều người tải để gắn mã độc và tung lên mạng. Nếu người sử dụng vô tình tải những phần mềm này về máy sẽ bị nhiễm mã độc.
“Để phòng chống việc bị nhiễm mã độc khi tải các phần mềm từ mạng Internet, người sử dụng cần lưu ý một số điều: Thứ nhất, chỉ tải phần mềm thực sự cần thiết; Thứ hai, chỉ tải phần mềm từ các website có uy tín; Thứ ba, kiểm tra tính toàn vẹn của phần mềm trước khi cài, ví dụ như chữ ký số của phần mềm”, chuyên gia Bkav hướng dẫn.
" alt=""/>Nhiều người dùng máy tính Việt Nam chưa trang bị phần mềm diệt virus thường trực